Linh Duy Phát là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị động cơ giảm tốc cho các nhà máy, các ngành công nghiệp. Hotline: 0941 732 485 - 0977 470 397 hoặc Zalo 036 571 7615
Động cơ giảm tốc có chức năng điều chỉnh tốc độ của vòng quay, đáp ứng được hầu hết nhu cầu thực tế trong sản xuất công nghiệp. Trong phạm vi bài viết này Linh Duy Phát cung cấp một số ứng dụng hay gặp trong sản xuất công nghiệp của động cơ giảm tốc.
Công nghiệp hóa dầu:
- Nhựa và chế biến cao su.
- Hóa chất xử lý.
- Dược phẩm và mỹ phẩm.
- Chế biến và phân phối dầu khí.
Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí
- Thực phẩm và đồ uống.
- Chế biến thực phẩm.
- Đóng chai đóng gói.
- Nông nghiệp và trồng trọt.
Gỗ và máy móc ngành giấy
- Máy móc lâm nghiệp.
- Sản xuất giấy.
- In ấn.
Lưu ý bề ngoài trông hơi giống cycloid nhưng nó không dùng bi để giảm tốc độ như cycloid, mà dùng bánh răng hành tinh, đặc điểm nhận dạng của loại này là bên ngoài luôn có 1 tay quay điều khiển hình tròn để điều chỉnh tỉ số truyền.
Ưu điểm: có thể điều chỉnh tốc độ đầu ra (VD: từ 40 đến 200, tốc độ chậm nhất và nhanh nhất cách nhau 5 lần theo hệ số nhân). Tuy vậy, loại giảm tốc này này thường chỉ lắp với motor điện nhỏ hơn 7.5 kW và lực mô men xoắn tạo ra cũng không thật lớn.
Cấu tạo chính
- Bánh đĩa lệch tâm
- Ống lót ổ trục, bạc lót ổ trục
- Bánh đĩa điều khiển tốc độ
- Vành đai, vành khung
- Bánh răng hành tinh
Các kiểu
Loại nằm ngang - chân đế có 3 mẫu thường gặp: gắn liền motor, đầu vào có trục và đầu vào là mặt bích.
Tương tự loại dựng đứng (mặt bích) cũng có 3 loại: gắn liền motor, đầu vào có trục và đầu vào là mặt bích.
Sự ra đời của bánh răng giảm tốc có 3 lý do:
– Giảm tốc độ của motor
– Thay đổi hướng của chuyển động quay
– Tạo ra lực mô men xoắn lớn hơn (trong vật lý khi motor giảm số vòng quay thì sẽ giảm quãng đường đi, như vậy lực tại đầu ra sẽ lớn hơn)
Tỉ số truyền: được quyết định bởi khoảng cách từ tâm của vòng tròn bánh răng đến bánh răng. Bánh răng càng lớn tạo ra tốc độ giảm tốc càng chậm. (trên 1 cơ cấu giảm tốc đường kính to gấp 2 lần thì tỉ số truyền tăng gấp 2 lần)
Motor giảm tốc mặt bích
Motor giảm tốc chân đế
1) Bánh răng thẳng (bánh răng có trụ răng thẳng) –spur gear là loại phổ biến nhất, đơn giản nhất, dùng cho phần lớn tất cả các loại hộp giảm tốc. Nhưng nhược điểm là khi vận hành, các bánh răng va vào nhau, tạo tiếng ồn và mức độ mòn cao.
2) Bánh răng xoắn ốc (helical gear), với các rãnh răng cắt theo đường chéo như thế này khi chạy xoắn vào nhau sẽ êm hơn rất nhiều ( sự tiếp giáp bắt đầu ở một đầu của răng rồi dần lan rộng trên toàn bộ răng)
Một điều thú vị về bánh răng xoắn ốc là nếu các góc của 2 bánh răng là chính xác, nó có thể được ghép với nhau trên trục vuông góc 90 độ, để điều chỉnh hướng quay trong giảm tốc.
Ngoài ra khi chế tạo loại giảm tốc lớn, có nhà máy dùng bộ răng xoắn ốc đôi (giống như 2 bộ bánh răng ghép vào nhau) tạo thăng bằng rất tốt khi tải nặng.
3) Bánh răng côn hay còn gọi là bánh răng hình nón (bevel gear pinion). Loại này có ứng dụng quan trọng nhất là thay đổi góc của lực chuyển động, thường là góc 90 độ, (tất nhiên cũng có loại thể thiết kế theo góc khác).
Nếu muốn giảm tiếng ồn khi vận hành cần thiết kế rãnh răng thành đường chéo như sau. Gọi là bánh răng côn xoắn ốc (sự tiếp giáp bắt đầu ở một đầu của răng và dần dần lan rộng trên toàn bộ răng)
4) Bánh răng vận hành với trục vít –worm gear (có nơi gọi là guồng xoắn hoặc trục hình con sâu). Trục vít có thể tạo ra tỉ số truyền rất cao (thập chí là trên 300 vòng đầu vào mới trên 1 vòng đầu ra).
Giảm tốc dùng trục vít có 1 điểm đặc biệt là: có thể dùng trục vít để quay bánh răng, chứ không thể dùng bánh răng để quay trục vít. Với lợi thế này, khi motor dừng chuyển động, trục vít dừng và bánh răng cũng ngừng quay (gần như là 1 hệ thống phanh tốc độ).
5) Bánh răng xoắn hypoit (hypoid gears): cách hoạt động khá giống với các bánh răng côn. Tuy nhiên, trục của 2 bánh răng không giao nhau. Các rãnh răng không chỉ chéo mà còn được cắt theo đường cong. Các bánh răng hypoid truyền quay trơn tru hơn và giảm tiếng ồn nhiều hơn bánh răng côn xoắn ốc thường.
Quá trình tôi thép là nung thép đến nhiệt độ rất cao, thậm chí cả nghìn độ, giữ nhiệt một thời gian sau đó làm nguội nhanh, để thép trở lên cứng hơn, chống mòn tốt. Với các loại giảm tốc lớn, để tăng độ cứng và bền của bánh răng thép thì nên cho bánh răng qua xử lý nhiệt luyện. Từ cơ khí hay gọi bánh răng thép chưa tôi là răng mềm (soft tooth), và đã tôi là răng cứng (hard tooth).