Linh Duy Phát có thế mạnh về cung ứng các sản phẩm như hộp giảm tốc mặt bích, chân đế, motor giảm tốc cốt âm,… từ nhiều thương hiệu nổi tiếng
Motor giảm tốc hay còn gọi là động cơ giảm tốc, một trong những bộ phận quan trọng được sử dụng trong hầu hết các thiết bị liên quan đến việc giảm tốc độ. Ngày nay có rất nhiều thiết bị máy móc đều sử dụng đến loại động cơ này, bởi vì nó sẽ giúp cho tốc độ chạy của thiết bị được quản lý một cách tốt nhất theo yêu cầu của người sử dụng, nhằm đáp ứng các nhu cầu công việc hiện tại của người sử dụng.
Các bạn có thể thấy và bắt gặp loại motor giảm tốc này tại các nhà máy sản xuất, nhà xưởng ở các thiết bị được lắp đặt trong dây chuyền sản xuất. Nhờ có động cơ này mà bạn có thể kiểm soát tốc độ chạy cũng như làm việc của thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Trong một số lĩnh vực đòi hỏi tốc độ làm việc của thiết bị phải ở một tốc độ nhất định, không quá nhanh và cũng không quá chậm. Do đó động cơ giảm tốc là thiết bị tuyệt vời để giải quyết cho vấn đề này.
Động cơ giảm tốc gồm 2 bộ phận chính là: motor điện và hộp số giảm tốc. Chúng có tác dụng giúp giảm số vòng quay, đồng thời tăng mô men xoắn (lực xoắn) và được ứng dụng nhiều trong các thiết bị, máy móc công nghiệp.
Motor điện của bộ giảm tốc được quấn theo kiểu motor 3 pha 4 cực, gồm các chi tiết nhỏ như: Rotor, vòng bi, Stator, khoảng cách không khí và cuộn dây. Cụ thể:
- Rotor: Là một bộ phận của motor điện, có chức năng làm quay trục để cung cấp năng lượng cơ học. Rotor thường gồm các dây dẫn có dòng điện, tương tác với từ trường của Stator để tạo ra các lực quay trục. Tuy nhiên, một số Rotor có cánh quạt mang nam châm vĩnh cửu và Stator giữ dây dẫn.
- Vòng bi: Router có thể quay được là nhờ sự hỗ trợ của vòng bi, cho phép Rotor xoay trục của nó.
- Stator: Đây là bộ phận thuộc phần tĩnh của mạch điện từ động cơ, thường bao gồm các nam châm vĩnh cửu hoặc các cuộn dây. Các lõi của Stator thường được tạo từ nhiều tấm kim loại mỏng, được gọi là laminations. Laminations đảm nhận nhiệm vụ làm giảm tổn thất năng lượng có thể xảy ra nếu một lõi rắn được sử dụng.
- Khoảng cách không khí: Là khoảng cách được tính giữa Rotor và Stator. Khoảng cách này có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động của động cơ Khoảng cách không khí sẽ giúp làm tăng dòng chảy từ hoá cần thiết. Do đó, bạn nên lắp máy với một khoảng cách tối thiểu để tránh gây ra tiếng ồn và tổn thất không đáng có.
- Cuộn dây: Bao gồm các dây được đặt trong cuộn dây, thường được quấn quanh một lõi sắt mỏng, mềm để tạo thành các cực từ khi được kích hoạt bằng dòng điện.
- Hộp giảm tốc: Bộ phận này thường sử dụng bánh răng để truyền động. Phương truyền động là phương song song đồng trục hoặc trục thẳng.
Hiện nay, động cơ giảm tốc được ứng dụng phổ biến và đa dạng trong nhiều loại máy móc, dây chuyền sản xuất công nghiệp. Cụ thể như sau:
- Ứng dụng trên băng chuyền của lò nung gạch, máy chế biến hạt điều, gắn nhông xích,…
- Sử dụng cho máy ép, máy cán để làm giảm tốc độ của động cơ.
- Ngoài ra, motot giảm tốc còn được gắn với máy hàn, máy khuấy, dùng để nối phanh thuỷ lực,…
Khi vận hành motor giảm tốc, quý khách hàng cần lưu ý những điều sau để tránh được các trường hợp hư hỏng không đáng có:
- Cần kiểm tra motor giảm tốc, hộp giảm tốc có hư hỏng hay bị rò rỉ không trước khi sử dụng động cơ.
- Xác định loại điện áp sử dụng cho động cơ điện có đúng không. Nếu chưa đúng, chưa đảm bảo ổn định thì bạn cần phải điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp, nguồn điện cần phải đúng sơ đồ mạch điện quy định.
- Khi vận hàng động cơ giảm tốc cần phải lắp đặt tại vị trí khô ráo, bằng phẳng, chắc chắn, không để motor bị rung lắc hay lỏng lẻo khi hoạt động.
- Kiểm tra các thiết bị của motor đã được lắp đủ, đúng vị trí và chắc chắn trước khi vận hành.
- Không hoạt động motor quá công suất mà nhà sản xuất khuyến nghị để hạn chế khả năng quá tải điện.
- Chọn dây dẫn và ổ cắm điện cho motor phải phù hợp và tương ứng với công suất.
- Motor cần phải đảm bảo đủ lượng dầu bôi trơn theo quy định.
- Cần lắp đặt các thiết bị bảo vệ quá dòng, quá áp, mất pha cho động cơ giảm tốc để hạn chế các trường hợp hư hỏng.
- Cần phải kiểm tra các nối đất để đảm bảo an toàn khi sử dụng motor.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ để cho motor hoạt động tốt hơn, tăng tuổi thọ motor.
Sau hơn 10 năm hoạt động, Công ty Linh Duy Phát có thế mạnh về cung ứng các sản phẩm như hộp giảm tốc mặt bích, chân đế, motor giảm tốc cốt âm,… từ nhiều thương hiệu nổi tiếng Sumitomo, Teco, Tunglee, Sew,…Với giá cả phải chăng và hiệu suất hoạt động tốt, nên được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Trên đây, Linh Duy Phát đã chia sẻ đến bạn thông tin về các sản phẩm động cơ giảm tốc, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Nếu đang có nhu cầu mua:
- Motor giảm tốc mini
- Motor giảm tốc 1 pha
- Motor giảm tốc 3 pha,…
Thiết bị giảm tốc với chi phí tiết kiệm, đa dạng mẫu mã như:
- Hộp giảm tốc
- Giảm tốc cốt âm
- Giảm tốc chân đế
- Mặt bích
- Bánh răng côn,…
Hãy liên hệ chúng tôi để được chăm sóc tận tâm và báo giá chính xác nhất. Linh Duy Phát tự hào là đơn vị cung cấp các loại motor giảm tốc, động cơ giảm tốc uy tín tại Việt Nam!