Hộp giảm tốc được sản xuất theo hướng hiện đại cùng với sự xuất hiện của các thiết bị và máy móc thủy lực, cơ khí, tự động hóa
Nếu bạn đang cần một thiết bị trung gian để kết nối giữa các bộ phận làm việc trong máy móc công tác cùng với động cơ điện thì hãy tham khảo các thiết kế vỏ hộp giảm tốc dưới đây. Đảm bảo bạn sẽ có được một lựa chọn “không chê vào đâu được” dành cho động cơ của mình.
Hiện nay, thiết kế vỏ hộp giảm tốc cực kỳ đa dạng và phong phú để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người trong sản xuất và đời sống. Hộp giảm tốc được sản xuất theo hướng hiện đại cùng với sự xuất hiện của các thiết bị và máy móc thủy lực, cơ khí, tự động hóa, nhờ đó đã mang lại tín hiệu tích cực như: Sản lượng cao, tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí thuê nhân công, đảm bảo an toàn,…
Có thể nói, trong các hệ thống của máy móc cơ giới cũng như các dây chuyền sản xuất có sử dụng motor, động cơ điện thì hộp số giảm tốc đóng 1 vai trò cực kỳ quan trọng. Hộp số giảm tốc thực ra là 1 cơ cấu truyền động, hoạt động bằng các khớp nối trực tiếp và tỷ số truyền của nó không thay đổi. Tỷ số truyền càng cao có nghĩa là công việc mà nó phải thực hiện sẽ càng nặng nhọc hơn.
Hộp số giảm tốc được xem là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi mà nhu cầu hiện nay cần phải vừa kết nối trung gian lại phải vừa điều chỉnh tốc độ giữa động cơ điện cùng với các thiết bị khác trong dây chuyền sản xuất, chế biến.
Chức năng của linh kiện này là điều chỉnh tốc độ của motor điện sao cho phù hợp với yêu cầu làm việc của động cơ theo từng giai đoạn cũng như mong muốn của người vận hành. Ngoài việc đảm bảo điều chỉnh giảm tốc thì nó còn giúp làm tăng tải trọng vốn có của động cơ.
Động cơ điện vốn là một bộ phận có vai trò cực kỳ quan trọng bên trong các máy móc. Thông thường, thiết bị này được thiết kế với tốc độ vòng quay vô cùng lớn.Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, người vận hành máy cần tốc độ quay nhỏ hơn hoặc giảm đi để phục vụ những mục đích cụ thể.
Khi đó, đòi hỏi người ta phải chế tạo những loại động cơ có công suất nhỏ hơn, nhưng làm như vậy lại tốn kém chi phí với cấu tạo phức tạp. Trong khi đó, những động cơ lớn với kết cấu một cách đơn giản, giá thành rẻ hơn, thiết kế nhỏ gọn có thể được tận dụng và xử lý bằng hộp giảm tốc để có tốc độ nhỏ hơn và tải trọng lớn hơn.
Chắc hẳn, không ít người sẽ cho rằng hộp số giảm tốc chắc hẳn sẽ có kết cấu phức tạp, nhưng không phải vậy, chúng có dạng hình hộp và bên trong có chứa các bộ truyền động. Nó có thể có dạng hình trụ tròn, hình hộp vuông hoặc là hình hộp tròn,... tùy thuộc vào hãng sản xuất.
Tùy theo chủng loại, mẫu mã, chẳng hạn như hộp số giảm tốc trục vít bánh vít thì có trục vít, hộp số giảm tốc bánh vít bánh răng côn thì có bánh răng,… để làm giảm tốc cho động cơ. Chẳng hạn như hộp giảm tốc 2 cấp có bánh răng trụ, bánh răng nghiêng thì cấu tạo của chúng cần phải có các bánh răng nghiêng hoặc thẳng. Chúng được lắp ráp ăn khớp với nhau theo 1 tỷ số truyền động đã được xác định.
Trên thị trường, hầu hết vỏ các loại hộp số giảm tốc đều được làm bằng chất liệu tốt như: inox, gang, thép, nhôm hay hợp kim nhôm,... Chất liệu này vừa giúp cho động cơ bảo vệ được các bộ truyền động khi có sự va đập lại vừa hạn chế được sự ăn mòn, oxi hóa.
Có một điều mà bạn cần lưu ý đó là, tùy thuộc vào công việc cũng như từng yêu cầu của hoạt động mà các hãng sản xuất đã tiến hành nghiên cứu, tính toán và sản xuất những hộp số giảm tốc phù hợp nhất.
Một số chi tiết mà bạn cần để ý về cách bố trí của các chi tiết có trong hộp số giảm tốc, đó là:
- Bố trí các chi tiết bên trong hộp số giảm tốc,
- Đường kính của các bulong,
- Khoảng cách giữa các chi tiết,
- Chiều rộng của mặt bích,
- Ghép nắp và thân hộp.
Đó là 5 chi tiết cần phải có trong hộp số giảm tốc. Ngoài ra để có thể nâng hạ và vận chuyển hộp số giảm tốc, người ta lắp các bulong vòng lên trên nắp hoặc làm chiếc vòng móc. Hiện nay, các loại vòng móc được sử dụng nhiều hơn. Vòng móc có thể làm ở trên nắp cũng như trên thân hộp. Với đường kính và chiều dày (ký hiệu S) của vòng móc được lựa chọn như sau: d = S = 3S = 60mm.
Để quan sát đầy đủ các chi tiết máy có trong hộp và tiến hành rót dầu vào hộp, thì ở trên đỉnh nắp hộp luôn có bố trí 1 cửa thăm dầu. Cửa thăm dầu này có thể làm thêm dưới bộ phận lọc dầu, gồm có: Nắp (CT3), tay nắm thông hơi (CT3), đệm (bìa cứng) và 4 con vít (CT3).
Motor giảm tốc bao gồm 2 phần chính, đó là động cơ điện và hộp giảm tốc. Cụ thể các thông số như sau:
Motor điện hay còn có tên gọi khác là động cơ điện sẽ có tốc độ như sau:
- Tốc độ động cơ ở mức: 1400v/ p 1500v/ p, 4P (Pole) (4 cực);
- Tốc độ động cơ ở mức: 900v/ p 1000v/ p, 6P (Pole) (6 cực);
Hộp giảm tốc: Là hộp số dạng bánh răng được lắp ráp ăn khớp với nhau (gồm nhiều kiểu khác nhau) nhằm mục đích làm giảm vòng quay của phần motor điện xuống sao cho phù hợp với các ứng dụng và số lần giảm tốc của hộp số, còn được gọi là tỷ số truyền, đó chính là phần Ratio hoặc i.
Các máy móc, cơ cấu khác thường lắp đặt tích hợp thêm hộp giảm tốc đó là cửa cuốn, máy khuấy bột, máy trộn hóa chất, động cơ xe cơ giới, đồng hồ, băng tải vận tải đất đá, động cơ xe máy, hệ thống lò hơi,…
Đặc biệt với các loại máy ép, máy khuấy trộn hóa chất, máy xi mạ, máy nghiền, máy xay, máy cán thép phục vụ cho các ngành sản xuất như sắt, thép, luyện kim, cơ khí chế tạo,... thì hộp số giảm tốc chính là thành phần vô cùng quan trọng. Các băng tải, hệ thống băng chuyền, cần cẩu sử dụng trong việc vận chuyển hàng hóa, khai khoáng,... cũng cần phải có hộp số giảm tốc.
Để sử dụng thiết bị hộp giảm tốc tốt nhất thì các bạn cần làm rõ các khái niệm như:
- Trục vào: Còn có tên gọi khác là trục nối để kết nối với motor hay các trục nhỏ hoặc trục tốc độ nhanh.
- Trục ra: Còn được gọi là trục mang tải hay trục tốc độ chậm, trục lớn. Còn ratio chính là tỷ số truyền.