Motor giảm tốc tải nặng hay động cơ giảm tốc tải nặng chuyên dùng trong những ngành công nghiệp nặng, yêu cầu lực Momen (N.m) cao, có đủ công suất từ 0.37KW đến 45KW.
Motor giảm tốc tải nặng hay động cơ giảm tốc tải nặng chuyên dùng trong những ngành công nghiệp nặng, yêu cầu lực Momen (N.m) cao, có đủ công suất từ 0.37KW đến 45KW. Nhưng thường thấy phổ biến ở thị trường là các công suất từ 5.5KW đến 37KW.
Vì loại giảm tốc này có ưu điểm là bánh răng khỏe, hệ số làm việc cao, và thêm lực momen (N.m) như đã nói ở trên, rất hữu ích cho việc nặng như Nghiền kính, ép củi viên, trong máy ngành gỗ, máy cắt đá…..
Cùng Linh Duy Phát tìm hiểu rõ hơn về giảm tốc tải nặng nhé!
Trong quá trình sản xuất liên tục và cần tải nặng thì giảm tốc R/K/F/S là sự lựa chọn hàng đầu và ưu tiên.Với lực momen xoắn và hệ số làm việc đa dạng phù thuộc vào từng tỉ số truyền tương đương mà có thể chọn được mã giảm tốc phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Giảm tốc tải nặng chuyên sử dụng trong các hệ thống dây chuyền sản xuất tự động, chế tạo của các nhà máy kính, nhà máy xi măng, thép-inox, nhà máy gỗ, nhà máy gạch, đá, cán sắt thép ……nhà máy chế biến cao su, ngành xử lý hóa chất- môi trường, ngành nhựa…
Giảm tốc tải nặng phổ biến trên thị trường gồm:
- Giảm tốc tải nặng trục thẳng R
- Giảm tốc tải nặng trục vuông góc K
- Giảm tốc tải nặng trục ra song song F
Thông số kỹ thuật của giảm tốc tải nặng R
- Kiểu trục: Trục thẳng, đồng trục với motor
- Lắp với motor mặt bích
- Trục đầu ra: Cốt dương
- Kiểu lắp: Chân đế – Mặt bích
- Mã hàng R, RF: 47, 57, 67, 77, 87, 97, 107, 137, 167
Thông số kỹ thuật của giảm tốc tải nặng K
- Kiểu trục: Trục ra vuông góc với motor
- Lắp với motor mặt bích
- Trục đầu ra: Cốt dương, cốt âm
- Kiểu lắp: Chân đế – Mặt bích
- Mã hàng K, KA: 47, 57, 67, 77, 87, 97, 107, 127, 137, 167
Thông số kỹ thuật của giảm tốc tải nặng F
- Kiểu trục: Trục ra song song với motor
- Lắp với motor mặt bích
- Trục đầu ra: Cốt dương, cốt âm
- Kiểu lắp: Chân đế – Mặt bích
- Mã hàng F, FA, FAF: 47, 57, 67, 77, 87, 97, 107, 137, 167