Motor giảm tốc có rất nhiều loại, mỗi loại lại có những chức năng, tùy chọn khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của nó.
Motor giảm tốc có rất nhiều loại, mỗi loại lại có những chức năng, tùy chọn khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của nó.
Để chọn lựa được loại động cơ giảm tốc phù hợp nhất không phải là một điều dễ dàng, điều này yêu cầu phải có chuyên môn và nắm bắt đúng quy cách của từng hãng giảm tốc có mặt trên thị trường, có thể tóm tắt như sau:
- Động cơ giảm tốc bao gồm 2 loại chính là động cơ giảm tốc 1 pha và động cơ giảm tốc 3 pha.
- Động cơ giảm tốc 1 pha thường nhỏ gọn nên có tính cơ động cao, dùng được nguồn điện trong gia đình. Nhưng giá thành cao hơn nhiều so với động cơ giảm tốc 3 pha, và công suất nhỏ chỉ từ 75W đến 1.5kW.
- Động cơ giảm tốc 3 pha như đã nhắc đến ở trên, giá thành rẻ hơn, công suất cũng lớn hơn động cơ giảm tốc 1 pha, công suất thực tế của nó có thể lên đến 3.7kW đối với điên áp 230/400VAC và từ 5.5kW đến 160kW đối với điện áp 400/690VAC, hơn nữa mức độ tiêu thụ năng lượng của nó cũng thấp hơn rất nhiều so với động cơ giảm tốc 1 pha.
Tuy nhiên, tính cơ động của nó không cao và chỉ sử dụng được ở những nơi có điện áp 3 pha.
Dựa trên kiểu trục của động cơ giảm tốc có thể chọn động cơ giảm tốc trục thẳng, trục vuông góc, trục song song.
Động cơ giảm tốc trục thẳng (trục ra của hộp số thằng hàng so với trục động cơ) có kiểu lắp chân đế hoặc mặt bích. Ưu điểm của nó là cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ.
Nhược điểm chính là ăn khớp bánh răng không tốt, làm việc không được êm so với động cơ giảm tốc trục vuông góc. Theo kinh nghiệm của mình, nếu bạn sử dụng cho những ứng dụng đơn giản như máy trộn, máy nghiền, băng tải, băng chuyền… thì chỉ cần loại trục thằng là Ok, giá của nó cũng mềm hơn rất nhiều so với các loại khác.
Động cơ giảm tốc trục song song có trục ra hộp số song song với trục động cơ, kiểu lắp chân đế hoặc mặt bích, cốt âm hoặc cốt dương. Loại này lắp đặt dễ dàng nhanh chóng, hoạt động êm ái, chịu được tải trọng lớn, cũng chính vì thế mà giá thành của nó cũng cao hơn so với loại trục thẳng.
Động cơ giảm tốc trục vuông góc dựa theo nguyên lý hoạt động có thể chi là động cơ giảm tốc trục vít bánh vít. Kiểu lắp chân đế hoặc mặt bích, cốt âm hoặc cốt dương.
Vì có bánh răng nghiêng một góc nhỏ hơn 20 độ giúp nó dễ dàng ăn khớp, làm việc êm ái ổn định, chịu được tải trọng lớn và ưu việt hơn hản so với bánh răng trục thằng.
Giá của các loại động cơ giảm tốc có cùng công suất, tỷ số truyền có thứ tự như sau:
- Động cơ giảm tốc trục thằng < động cơ giảm tốc trục vít bánh vít < động cơ giảm tốc hành tinh.
- Thông thường dựa trên cấp truyền động cũng có thể chọn lựa ra loại động cơ giảm tốc phù hợp.
- Tỷ số truyền giảm: i>1 (Z2>Z1). Trong hộp số tương ứng với 1, 2 và 3
- Tỷ số truyền tăng: i<1 (Z2<Z1), tương ứng với 5
- Tỷ số truyền không đổi (trục thằng) i=1 (Z2=Z1) trong hộp số tương ứng với số 4.
Chúng ta có thể hình dung sự truyền động của các cặp bánh răng thì chuyển động của trục thứ cấp của hộp số ngược chiều với trục sơ cấp.
Dựa trên công thức trên có thể phân loại hộp số theo số cấp: 1,2,3,4,5… cấp. Khi ta lắp 2 bánh răng ăn khớp có số răng khác nhau thì tốc độ của 2 trục bánh răng cũng khác nhau, tỷ lệ nghịch với số răng.
CHÂN ĐẾ
Hãy hình dung thế này, nếu tỷ số truyền là 3 thì chỉ cần hộp số 1 cấp là đủ, tức là ở đây chỉ cần 2 bánh răng là đủ, vì chúng chênh nhau có 3 lần. Nhưng nếu tỷ số truyền lớn hơn ví dụ như 50 chẳng hạn, thì bánh răng này phải to hơn 50 lần so với bánh răng kia, lúc đó bánh răng nhỏ sẽ rất dễ bị hỏng, đơn giản bánh lớn quay một vòng thì bánh nhỏ quay rất nhiều vòng, việc tần suất hoạt động quá lớn dẫn đến bánh răng nhỏ dể hỏng hơn.
MOTOR HỘP SỐ
Không những thế, bánh răng to sẽ có kích thước rất lớn, khó có thể chế tạo chính xác và rất khó lắp ráp. Giải pháp ở đây là chế tạo hộp giảm tốc nhiều cấp với tỷ số truyền mỗi cấp trong khoảng 3-5 là tối ưu nhất.
Tùy theo điều kiện làm việc thực tế và ứng dụng của nó mà chọn lựa động cơ giảm tốc phù hợp.