Linh Duy Phát – đơn vị chuyên về phân phối các động cơ giảm tốc cho các ngành công nghiệp nặng uy tín tại Bình Dương và các tỉnh thành cả nước.
Động cơ giảm tốc là bộ phận không thể thiếu của các thiết bị nâng hạ nói chung. Đây là bộ phận nhằm đảm bảo giữ tốc độ an toàn cho quá trình vận hành, hoạt động của các thiết bị này. Chúng được dùng phổ biến trong các thiết bị nâng hạ như palang, cầu trục, cổng trục, xe con. Vai trò của động cơ giảm tốc đối với các thiết bị nâng hạ là vô cùng quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Nói một cách dễ hiểu, hộp giảm tốc là thiết bị được chế tạo và dùng với mục đích làm giảm tốc độ. Cấu tạo của động cơ giảm tốc bao gồm 2 phần chính: động cơ điện và hộp giảm tốc.
Trong đó, động cơ điện tạo ra trường quay, sử dụng nguồn điện 3 pha. Còn hộp giảm tốc là một bộ chuyển động bao gồm các bánh răng, trục vít… Mục đích hoạt động là giảm tốc độ vòng quay.
Hầu hết các thiết bị nâng hạ nói chung đều được sản xuất với một tốc độ nhất định. Tốc độ này thường là nhanh hơn so với nhu cầu sử dụng của người dùng trong thực tế. Bởi với một một môi trường hay điều kiện, vị trí cũng như nâng hạ các vật khác nhau thì cần đến tốc độ nâng hạ phù hợp. Khi đó người ta phải dùng đến động cơ giảm tốc để hãm tốc độ ở mức độ phù hợp nhất với thực tế yêu cầu.
Nghĩa là thực tế sử dụng thì yêu cầu tốc độ đa dạng. Còn một thiết bị khi sản xuất thì có cùng một công suất. Người ta không thể mua và dùng nhiều thiết bị nâng hạ cùng một lúc với tốc độ khác nhau ở cùng một vị trí. Do đó, thiết kế động cơ giảm tốc chính là giải pháp tối ưu nhất vừa tiết kiệm, hiệu quả lại an toàn.
Động cơ giảm tốc có thể giảm được 1/2, 1/3, 1/4, 1/5, 1/8, 1/10, 1/15,…tốc độ so với động cơ thông thường ở cùng công suất và số cực. Nguyên lý này được áp dụng không riêng gì với các thiết bị nâng hạ. Tất cả các thiết bị, phương tiện liên quan đến di chuyển và tốc độ như ô tô, xe máy… đều cần đến động cơ giảm tốc.
Động cơ giảm tốc có tác dụng để giảm tốc, hãm tốc độ vòng quay của palang. Giúp làm giảm tốc độ nâng hạ, di chuyển theo đúng yêu cầu của người điều khiển.
Động cơ giảm tốc có vai trò quan trọng trong hoạt động của các thiết bị nâng hạ. Bởi thông thường, vật nâng hạ trong thực tế không hề giống nhau về tính chất, trọng lượng, mức độ cồng kềnh. Tốc độ nâng hạ vật vì thế cũng phải linh hoạt thay đổi theo. Động cơ giảm tốc giúp người điều khiển thiết bị có thể chủ động trong việc thay đổi tốc độ phù hợp với từng trường hợp thực tế.
Việc giảm tốc là yêu cầu cần thiết đối với mọi thiết bị nâng hạ. Chúng giúp cho việc vận hành cầu – cổng trục tại các nhà xưởng, kho bãi linh hoạt, an toàn, hiệu quả.
Động cơ giảm tốc trong các thiết bị nâng hạ là bộ phận hoạt động với công suất liên tục. Do đó, để bộ phận này hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống, việc vận hành phải thực hiện đúng kỹ thuật:
+ Sử dụng đúng kỹ thuật: Cung cấp đúng điện áp cho động cơ giảm tốc. Động cơ phải được lắp đặt ở vị trí chắc chắn, không rung lắc, lỏng lẻo khi hoạt động. Vị trí đặt khô ráo. Không được để mô tơ hoạt động quá công suất.
+ Kiểm tra liên tục: Trước mỗi lần vận hành cầu – cổng trục, cần phải kiểm tra toàn bộ hệ thống, trong đó có động cơ giảm tốc. Kiểm tra xem hộp giảm tốc có hiện tượng gì bất thường hay không, có bị rò rỉ hay vấn đề gì không. Chỉ khi nào tất cả mọi yếu tố đều đảm bảo an toàn thì mới cho phép thiết bị hoạt động.
+ Bảo dưỡng định kỳ: Cần phải có các thiết bị bảo vệ quá dòng, quá áp, bảo vệ mất pha cho động cơ như: MCCB, MCB,Contactor, Relay nhiệt. Thay dầu cho thiết bị giảm tốc sau mỗi 500 giờ hoạt động. Bôi dầu nhớt bôi trơn sau khoảng 2500 hoạt động của thiết bị.