Motor là thiết bị hết sức quan trọng trong việc vận hành rất nhiều loại máy móc thiết bị. Kể cả trong đời sống hàng ngày và các ngành công nghiệp.
Trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, việc motor bị nóng xảy ra khá phổ biến. Vì vậy mà không ít người cho rằng đó là chuyện hết sức bình thường và không đáng để bận tâm. Tuy nhiên, sự chủ quan này sẽ khiến cho thiết bị dễ bị hư hỏng thậm chí là cháy nổ.
Bài viết dưới đây Linh Duy Phát sẽ chia sẻ một số nguyên nhân motor bị nóng và cách khắc phục để mọi người cùng tham khảo và có được biện pháp xử lý tối ưu nhất.
Nguyên nhân chủ yếu khiến motor bị nóng là do nó đã phải hoạt động quá công suất cho phép. Trong nhiều trường hợp, khi motor bị nóng quá mức có thể dẫn đến cháy thiết bị hay thậm chí là hỏa hoạn nghiêm trọng.
Motor điện là thiết bị biến điện năng thành động năng. Như chuyển động quay tròn hay chuyển động định tiến. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi ấy sẽ có những tổn hao về công suất nhất định. Trong quá trình điện năng chuyển thành động năng và nhiệt năng. Thì động năng là công năng có ích, nhiệt năng là vô ích. Phần nhiệt năng vô ích này tỏa ra chính là nguyên nhân motor bị nóng.
Vì vậy, chúng ta cần phải có những phương pháp đề phòng, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị thường xuyên. Nhằm giảm nhiệt năng, đảm bảo thiết bị có thể hoạt động tốt và hiệu quả.
- Motor bị khô dầu. Khi ổ quay không được bôi trơn, ma sát giữa trục quay và bạc quay sẽ tăng lên. Dẫn đến nhiệt tăng nhanh tại vị trí tiếp xúc và lan tỏa ra xung quanh. Ma sát càng lớn, nhiệt lượng tỏa ra càng nhiều.
- Dây dẫn dẫn điện có điện trở cao và đường kính dây nhỏ cũng sẽ khiến nhiệt lượng tăng cao.
- Trường hợp quạt không quay khi cấp điện do kẹt trục, do tụ điện hỏng, do đứt một trong các cuộn dây đồng…Sẽ làm cho motor bị nóng rất nhanh.
- Bụi bẩn bám trên thiết bị quá nhiều.
- Trường hợp nhẹ nhất là máy bị ngừng hoạt động hoàn toàn. Có thể khắc phục được bằng cách để máy nghỉ khoảng 1 tiếng. Tuy nhiên tình trạng này nếu tiếp diễn quá lâu sẽ khiến cho tuổi thọ của máy bị giảm đi đáng kể.
- Trường hợp vận hành quá mức khiến cho motor bị nóng lên tạo khói và dẫn đến cháy.
- Máy nóng vượt ngưỡng cho phép có thể khiến các mạch điện bên trong bị chập cháy và gây nổ. Điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến người sử dụng và những người xung quanh. Nhẹ có thể là gây bỏng, nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mọi người.
Sau khi đã nắm được nguyên nhân chủ yếu và các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến tình trạng motor bị nóng. Thì chúng ta cần biết cách để khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp mà Linh Duy Phát gợi ý đến các bạn.
Bảo dưỡng, tra dầu định kỳ để hạn chế trục bị khô
Trong quá trình sử dụng, sẽ có một lượng nhiệt sinh ra và bụi bẩn bám vào khiến cho trục bị khô và tạo ma sát lớn. Vậy nên sau thời gian khoảng từ 5 – 6 tháng, bạn nên bảo dưỡng motor 1 lần nếu sử dụng nhiều. Trường hợp tần suất sử dụng ít có thể dãn khoảng cách chu kỳ bảo dưỡng lên 8 – 10 tháng/lần.
Sử dụng dây dẫn đồng thay vì nhôm
Nên sử dụng dây dẫn đồng thay vì dây dẫn nhôm. Do dây dẫn đồng có điện trở thấp hơn, điều này sẽ giúp giảm phần sinh nhiệt đáng kể.
Vệ sinh loại bỏ bụi bẩn bám trên thiết bị
Dựa vào tần suất hoạt động của thiết bị mà bạn có thể đưa ra chu kỳ vệ sinh khoảng từ 4 đến 5 tuần/lần. Vệ sinh không đơn thuần là làm sạch mỗi motor mà phải làm sạch toàn bộ máy. Có như vậy mới ngăn chặn được tình trạng bụi bám trở lại. Và công việc vệ sinh này nên diễn ra định kỳ.